Pann: Cách nói chuyện của những người có kỹ năng xã hội kém


Ví dụ khi có một ai đó đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức, mọi người có thể nói với họ rằng "Chuẩn bị thi đến đâu rồi? Anh vất vả rồi.". Nhưng những người có kỹ năng xã hội kém sẽ nói "Tôi nghe nói có rất nhiều người thi công chức nên tỷ lệ cạnh tranh cũng cao lắm...". Đứng trên quan điểm của người nghe thì người ta sẽ chỉ nghĩ rằng "Thì sao? Đang an ủi khích lệ hay đang trêu mình vậy trời?". Thay vì hỏi về chuyện học hành và bảo rằng "bạn đã vất vả rồi" thì những người có kỹ năng xã hội lại nói những thứ rất kỳ cục.

Một ví dụ khác, một ai đó vì đang trong giai đoạn thi cử nên phải thức đêm học bài, bình thường mọi người sẽ nói là "Đã vất vả rồi, chúc may mắn". Nhưng những người có kỹ năng xã hội kém lại nói "Hahaha, lũ bạn tôi cũng thức học bài nhưng cuối cùng chúng nó lại ngủ gật...". Trong khi có thể nói rằng "Hãy uống cafe và đừng làm việc quá sức", chả hiểu sao họ lại bảo "Bạn tôi ngủ gật luôn".

Khi nói chuyện, làm ơn hãy nói một cách chính xác, ngắn gọi và cụ thể để cho đối phương có thể hiểu. Nói những câu như trên sẽ khiến người khác rất bối rối. Hãy nói năng rõ nghĩa để đối phương hiểu rằng bạn đã cổ vũ, lo lắng hay an ủi họ.

-

1. [+99, -2] Đồng ý cả hai tay hai chân... Không hiểu họ đang mỉa mai mình hay gì nhưng nghe khó chịu hết sức. Có rất nhiều người như thế, đặc biệt là đàn ông.


2. [+80, -4] Những người luôn chuyển hướng câu chuyện về bản thân. "Tao đã ăn thịt lợn chiên xù!" "Mấy ngày trước tao cũng vừa ăn xong. Muốn đi du lịch ghê." "Tuần sau tao sẽ đi du lịch.". Luôn có những người chỉ muốn nói về bản thân họ. Vừa đần vừa thiếu kỹ năng xã hội

3. [+61, -1] Một người bạn cũ của tôi cũng từng làm thế. Tôi bảo rằng tôi đang chuẩn bị thi công chức và người bạn ấy nói "Mày phải thi đỗ trong một lần ㅋㅋㅋㅋ". Khi tôi nói tôi đang chuẩn bị làm gì đó, người bạn ấy sẽ nói "Việc đó rồi cũng sẽ biến mất như người soát vé xe buýt thôi". Tôi nghĩ không phải là họ thiếu kỹ năng xã hội, mà họ là người suy nghĩ tiêu cực.

4. [+26, -0] Cũng có rất nhiều người phụ nữ như thế. Tôi có thể lắng nghe 100 mối bận tâm của cô ấy và đồng cảm. Nhưng khi tôi bắt đầu chia sẻ về một mối bận tâm của mình thì cô ấy sẽ trả lời "Hm... Tao không nghĩ thế...". Vậy là kết thúc cuộc trò chuyện. Có vẻ năng lực đồng cảm trong não bộ của những người như thế bị hỏng rồi hay sao í.

5. [+26, -43] Nhưng có những chủ đề khiến tôi phải nói "Thì sao?". Ví dụ,

"Tôi đang chuẩn bị thi công chức." "Thì sao?"

"Tôi phải thức đêm ôn thi." "Thì sao?"

Có những chuyện mà người khác không có nhiều thứ để nói. Đúng là đạo đức giả khi mong đợi một câu trả lời đồng cảm.

6. [+24, -0] Nếu những chuyện đó khiến thím nói "Thì sao", thì thím cũng có thể nói về mọi thứ được trả lời bằng câu "Thì sao". Khi nói chuyện với người khác, việc đưa ra câu trả lời liên quan đến chuyện người ta đang nói chính là một cách cư xử đúng đắn. Ai mà muốn nói chuyện với thím nếu tất cả những gì thím trả lời chỉ là "Thì sao"? Ví dụ nếu thím nói với đứa bạn "Thời tiết hôm nay đẹp nhỉ?" mà nó lại trả lời "Ờ, mặt trời lên cao thế kia nên đương nhiên thời tiết phải đẹp rồi.", thím sẽ không muốn nói chuyện với đứa bạn ấy nữa đâu.

7. [+14, -0] Không phải cố ý đâu nhưng tôi cũng nói những câu như thế... Chắc đấy là lý do vì sao tôi hay bị ngắt lời.

8. [+11, -0] Những người có kỹ năng xã hội thường tiêu cực về mọi thứ. Vấn đề ở đây là họ không biết mình sai ở đâu và gọi những người khác là kỳ cục. Họ không nhận ra họ mới chính là những người kỳ cục ㅋㅋ

9. [+11, -0] Là Kian 84 ㅋㅋ

cre: kpopkfans